Ninh Khang, Hoa Lư

Ninh Khang
Xã Ninh Khang
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
HuyệnHoa Lư
Trụ sở UBNDThôn Phú Gia
Địa lý
Tọa độ: 20°17′52″B 105°58′23″Đ / 20,29778°B 105,97306°Đ / 20.29778; 105.97306
Ninh Khang trên bản đồ Việt Nam
Ninh Khang
Ninh Khang
Vị trí xã Ninh Khang trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,39 km²[1]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng8.060 người[1]
Mật độ1.090 người/km²
Khác
Mã hành chính14536[2]
Mã bưu chính431920
Websiteninhkhang.hoalu.ninhbinh.gov.vn
  • x
  • t
  • s

Ninh Khang là một xã thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Địa lý

Xã Ninh Khang nằm ven sông Đáy ở phía đông bắc huyện Hoa Lư, cách thành phố Ninh Bình 3 km, có vị trí địa lý:

Xã Ninh Khang có diện tích là 7,39 km², dân số năm 2023 là 8.060 người,[1] mật độ dân số đạt 1.090 người/km².

Hành chính

Xã Ninh Khang được chia thành 3 thôn: Bạch Cừ, La Phù, Phú Gia.

Lịch sử

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Quốc hội ban hành Nghị quyết[3] về việc thành lập tỉnh Hà Nam Ninh trên cơ sở tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Hà. Khi đó, xã Ninh Khang thuộc huyện Gia Khánh, tỉnh Hà Nam Ninh.

Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 125-CP[4] về việc thành lập huyện Hoa Lư trên cơ sở hợp nhất huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình. Khi đó, xã Ninh Khang thuộc huyện Hoa Lư mới thành lập.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[5] về việc chia tỉnh Hà Nam Ninh thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Khi đó, xã Ninh Khang thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số Nghị định số 126/2003/NĐ-CP[6] về việc thành lập thị trấn Thiên Tôn trên cơ sở điều chỉnh 13,33 ha diện tích tự nhiên và 729 nhân khẩu của xã Ninh Khang.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Ninh Khang còn lại 692,24 ha diện tích tự nhiên và 6.884 nhân khẩu.

Kinh tế

Chợ Bạch Cừ nằm ở thôn Bạch Cừ là chợ quê trên địa bàn huyện Hoa Lư nằm trong danh sách các chợ loại 1, 2, 3 ở Ninh Bình từ năm 2008.

Văn hóa

Cũng giống như nhiều nơi ở Hoa Lư và Yên Khánh, xã Ninh Khang cũng có tục thờ thần gắn với vị thần Thiên Tôn được sùng bái ở tỉnh Ninh Bình. Theo thần tích thôn Phú Gia thì đây là vị thiên thần, nguyên là hoàng tử, do hoàng hậu nằm mộng thấy nuốt mặt trời, có thai rồi sinh ra. Lớn lên hoàng tử dũng mãnh hơn người, đi khắp thiên hạ, vào núi Dũng Dương (nay là động Thiên Tôn) tu luyện. Thần có thể bay lượn, biến hóa, tận trừ tà ma quỷ quái nên được Ngọc hoàng ban cho thanh kiếm Tam thai thất tinh và phong làm Bắc phương Trấn Vũ đại tướng quân. Sau phóng gươm ở dưới núi Cánh Diều (thành phố Ninh Bình) mà hóa. Năm 938, Cao Đô Đường Thái sư xây đền ở cửa động Thiên Tôn, tạc tượng tay chống bảo kiếm, chân đạp lên rùa rắn và ban sắc phong là Trấn Vũ An Quốc đại vương. Đinh Tiên Hoàng khởi nghĩa ở động Hoa Lư được hai tướng Rùa, Rắn của thần giúp sức nên được sắc phong là An Quốc hoàng đế. Ở phía đông cố đô Hoa Lư có 7 nơi thờ thần là Bích Đào, Đại Phong, Yên Cư của huyện Yên Khánh, Lực Giá và Phú Gia của huyện Gia Viễn đều thuộc tỉnh Ninh Bình. Thần Thiên Tôn cùng với thần Quý Minhthần Cao Sơn là những vị thần có nguồn gốc phát tích ở vùng văn hóa Hoa Lư, được xem là những vị thần trấn trạch Hoa Lư tứ trấn. Đều là những vị thần đại diện cho các sức mạnh siêu nhiên của trời, đất và núi được thờ ở các cửa ngõ để bảo vệ kinh đô theo quan niệm của người xưa.

Giao thông

Dự án xây dựng Đại lộ Đinh Tiên Hoàng với mục tiêu mở rộng không gian đô thị thành phố Ninh Bình là một dự án lớn, có quy mô vốn đầu tư dự kiến 30 triệu USD gồm đường trục chính xây mới dài khoảng 6 km với điểm đầu Quảng trường 2, điểm cuối nút giao ngã tư đầu cầu Gián Khẩu.[7] Dự án Đại lộ Đinh Tiên Hoàng đi qua địa bàn các phường Đông Thành, Ninh Khánh của thành phố Ninh Bình và các xã Ninh Khang, Ninh Mỹ, Ninh Giang của huyện Hoa Lư.

Chú thích

  1. ^ a b c “Dự thảo báo cáo tóm tắt Đề án: "Thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc"(PDF). 11 tháng 7 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”. Thư viện Pháp luật. 27 tháng 12 năm 1975.
  4. ^ “Quyết định số 125-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”. Thư viện pháp luật. 27 tháng 4 năm 1977.
  5. ^ “Nghị quyết về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”. Thư viện pháp luật. 26 tháng 12 năm 1991.
  6. ^ “Nghị định số 126/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Thiên Tôn thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”. Chỉ dẫn Pháp luật. 30 tháng 11 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ “Xây dựng Đại lộ Đinh Tiên Hoàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2015. Đã bỏ qua văn bản “tác giả” (trợ giúp)

Tham khảo

Bài viết tỉnh Ninh Bình, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Xã, thị trấn thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Thị trấn (1)

Thiên Tôn (huyện lỵ)

Xã (10)