Khăn lúp

Một nhóm nữ tu đội khăn lúp voan trắng ở Nga
Một cô gái đội khăn che đầu trong nhà thờ ở Nga

Khăn lúp (Christian head covering hay Christian veiling) là khăn che đầu của những người theo Cơ Đốc giáo. Việc đeo khăn trùm đầu hay khăn lúp là tập tục truyền thống của những người phụ nữ trong nhiều giáo phái Cơ đốc giáo khác nhau trên thế giới. Một số phụ nữ theo đạo Cơ đốc, dựa trên giáo huấn kinh điển của Giáo hội Công giáo, Giáo hội Luther, Giáo hội Moravia, Thần học Calvin, Anh giáo, Phong trào Giám lý và Plymouth Brethren phải đội khăn trùm đầu khi thờ phượng ở nơi công cộng và khi cầu nguyện riêng tại nhà (mặc dù một số phụ nữ thuộc các truyền thống này cũng có thể chọn đội khăn trùm đầu các loại)[1] trong khi những người theo đạo Anabaptist (Trùng tẩy phái) thì tin rằng phái nữ nên luôn đội khăn che đầu như một biểu tượng của sự khiêm tốn ở người phụ nữ[2][3][4].

Các sách hướng dẫn của Cơ đốc giáo sơ khởi đã huấn dạy rằng phụ nữ phải đội khăn trùm đầu khi cầu nguyện và thờ phượng Thiên Chúa, cũng như khi ra khỏi nhà[5]. Trong Tân ước có đoạn nói thánh Phaolô muốn rằng khi cầu nguyện các phụ nữ phải đội khăn che đầu, nhưng mà người nam thì không che đầu: "người nam không được che đầu, bởi vì là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa; còn người nữ là vinh quang của người nam"[6]. Khăn lúp là dấu chỉ nổi bật của đời sống tu trì cùng với chiếc áo dòng, và chi tiết này được sự chú ý. Ở Việt Nam, các tín đồ của phái Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ được biết đến với hình tượng những nữ tín đồ bí mật tụ tập cầu nguyện trên đầu đội khăn voan trắng trùm đầu với cảnh tượng ma mị[7][8][9].

Áo dòng và khăn lúp là niềm vinh dự của các nữ tu, và đồng thời là điểm gợi lên sự tò mò nơi các thiếu nữ muốn được sống đời tu để được mặc áo dòng và được đội chiếc lúp trên đầu. Khi nhìn các nữ tu trong bộ tu phục với chiếc khăn lúp cho thấy vẻ thiện và vẻ đẹp kín đáo. Khăn lúp được dịch từ tiếng Pháp Voile có gốc Latinh là Velum, động từ là Velare có nghĩa là che đậy. Ngày trước, phụ nữ thường mang khăn che đầu và che cả mặt (đặc biệt trong lễ cưới) để che dấu vẻ đẹp khuôn mặt, hầu tránh được sự tò mò và trêu ghẹo của đàn ông, còn tầng lớp quý tộc thì khăn che đầu còn là dấu hiệu của sự quý phái, nên các nữ quý tộc thường đội khăn che đầu bằng loại vải thượng hạng (voan), còn người nghèo và nữ nô lệ, khăn che đầu còn có tác dụng giữ gọn tóc và lau mồ hôi khi làm việc, các cô dâu khi làm lễ cưới thì đội chiếc khăn lên đầu, khi phụng vụ muốn tìm ra một biểu hiệu cho nghi thức cung hiến các trinh nữ, thì người ta quy chiếu vào nghi thức hôn nhân[6].

Chú thích

  1. ^ Gordon, Greg (ngày 31 tháng 8 năm 2015). “Are Head Coverings Really for Today?” (bằng tiếng English). Evangelical Focus. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2022. Hippolytus an early Church Father wrote, "Let all the women have their heads covered." Others who taught this practice in the Church were, John Calvin [father of the Reformed tradition], Martin Luther [father of the Lutheran tradition], Early Church Fathers, John Wesley [father of the Methodist tradition], Matthew Henry [Presbyterian theologian] to name just a few. We must remind ourselves that until the twentieth century, virtually all Christian women wore head coverings.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ Gertz, Steven (2004). “Outsider's Guide to America's Anabaptists” (bằng tiếng English). Christianity Today. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2021.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  3. ^ “What about Old Orders, Hutterites, Conservatives, River Brethren and Others?” (bằng tiếng English). Third Way. 2021. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2021.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  4. ^ Huffman, Jasper Abraham (1920). History of the Mennonite Brethren in Christ Church (bằng tiếng English). Bethel Publishing Company. tr. 59.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  5. ^ Willis, Daniel (ngày 1 tháng 5 năm 2022). “14 Objections to the Head Covering Answered” (bằng tiếng English). Sound Faith. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  6. ^ a b Tại Sao Các Nữ Tu Đội Lúp? - Đa Minh Việt Nam
  7. ^ - Cảnh giác trước hoạt động lôi kéo của Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ - Trang tin của Thành phố Vinh
  8. ^ Bài 1: Đằng sau cái gọi là "Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ" - Báo Công an Nhân dân
  9. ^ 12 người tham gia 'Hội thánh Đức Chúa Trời'

Tham khảo

  • Anderson, Cory A. (2013). The Ornament of a Spirit: Exploring the Reasons Covering Styles Change. Stoneboro: Ridgeway Publishing.
  • Bercot, David (1992). Common Sense: A New Approach to Understanding Scripture. Amberson: Scroll Publishing Co. ISBN 9780924722066.
  • Bercot, David (2012). What the Early Christians Believed About the Head Covering. Amberson: Scroll Publishing Co.
  • Fee, Gordon D. (1987). “Women (and Men) in Worship”. The First Epistle to the Corinthians. New International Commentary on the New Testament. Grand Rapids: Eerdmans. tr. 491–530. ISBN 978-0-8028-2507-0.
  • Fitzmyer, Joseph A. (2009). “Another Look at KeΦaΛh in 1 Corinthians 11.3”. New Testament Studies. 35 (4): 503–11. doi:10.1017/S0028688500015174. S2CID 170157328.
  • Gardiner, Jeremy (2016). Head Covering: A Forgotten Christian Practice For Modern Times. Head Covering Movement. ISBN 978-1939770226.
  • Gill, David W. J. (1990). “The Importance of Roman Portraiture for Head-Coverings in 1 Corinthians 11:2–16” (PDF). Tyndale Bulletin. 41 (2): 245–60. doi:10.53751/001c.30525. S2CID 163516649.
  • Goodacre, Mark (2011). “Does περιβόλαιоν Mean 'Testicle' in 1 Corinthians 11:15?” (PDF). Journal of Biblical Literature. 130 (2): 391–6. doi:10.2307/41304207. hdl:10161/7976. JSTOR 41304207. S2CID 161401641.
  • Goodman III, Donald P. (2005). Because of the Angels: A Study of the Veil in the Christian Tradition. Tradition in Action.
  • Henderson, Warren (2013). Glories Seen & Unseen: A Study of the Head Covering. ISBN 978-0995203600.
  • Hooker, M. D. (1964). “Authority on her Head: An Examination of I Cor. xi. 10”. New Testament Studies. 10 (3): 410–6. doi:10.1017/S0028688500024334. S2CID 170209244.
  • Kauffman, Daniel (1898). Manual of Bible Doctrines. Elkhart: Mennonite Publishing Co. tr. 160–168.
  • Keener, Craig S. (1992). “Head Coverings in 1 Corinthians 11:1–16”. Paul, Women & Wives: Marriage and Women's Ministry in the Letters of Paul. Peabody, MA: Hendrickson. tr. 19–69. ISBN 978-0-943575-96-4.
  • Martin, Troy W. (2004). “Paul's Argument from Nature for the Veil in 1 Corinthians 11:13–15: A Testicle Instead of a Head Covering” (PDF). Journal of Biblical Literature. 123 (1): 75–84. doi:10.2307/3268550. JSTOR 3268550.
  • Massey, Preston T. (2011). “Long Hair as a Glory and as a Covering: Removing an Ambiguity from 1 Cor 11:15”. Novum Testamentum. 53: 52–72. doi:10.1163/004810010X12590258025980.
  • Massey, Preston T. (2007). “The Meaning of κατακαλυπτω and κατα κεφαλης εχων in 1 Corinthians 11.2–16”. New Testament Studies. 53 (4): 502–23. doi:10.1017/S0028688507000252. S2CID 170747446.
  • Morris, Leon (1985). “The Veiling of Women”. The First epistle of Paul to the Corinthians. Grand Rapids: Eerdmans. tr. 148–55. ISBN 978-0-8028-0064-0.
  • Murphy-O'Connor, Jerome (1976). “The Non-Pauline Character of 1 Corinthians 11:2-16?” (PDF). Journal of Biblical Literature. 95 (4): 615–21. doi:10.2307/3265576. JSTOR 3265576. S2CID 29871665. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2019.
  • Oster, Richard (2009). “When Men Wore Veils to Worship: The Historical Context of 1 Corinthians 11.4”. New Testament Studies. 34 (4): 481–505. doi:10.1017/S0028688500021093. S2CID 170445159.
  • Powers, Janet E. (2001). “Recovering a Woman's Head with Prophetic Authority: A Pentecostal Interpretation of 1 Corinthians 11.3–16”. Journal of Pentecostal Theology. 10: 11–37. doi:10.1177/096673690101000102.
  • Ruth, Merle (2022). The Significance of the Christian Woman's Veiling. Harrisonburg: Christian Light Publications.
  • Sanseri, Gary (1999). Covered or Uncovered? How 1 Corinthians 11:2–16 applies to worship and leadership in the church. Back Home Industries. ISBN 978-1880045206.
  • Scroggs, Robin (1972). “Paul and the Eschatological Woman”. Journal of the American Academy of Religion (3): 283–303. doi:10.1093/jaarel/XL.3.283.
  • Shoemaker, Thomas R (1987). “Unveiling of Equality: 1 Corinthians 11:2–16”. Biblical Theology Bulletin. 17 (2): 60–3. doi:10.1177/014610798701700204. S2CID 144246354.
  • Walker, WM. O. (1975). “1 Corinthians 11:2–16 and Paul's Views regarding Women”. Journal of Biblical Literature. 94 (1): 94–110. doi:10.2307/3266038. JSTOR 3266038.

Liên kết ngoài

  • Head Covering Through the Centuries - Scroll Publishing
  • What the Early Christians Believed About The Head Covering - Scroll Publishing
  • The Head Covering Movement | 1 Corinthians 11 For Today
  • The Head Coverings of 1 Corinthians 11 (2005) – Rev. Paul K. Williams
  • The Headcovering: Cultural or Counter-Cultural - Dr. Finny Kuruvilla
  • Haman, Head Coverings, and First Corinthians 11:1-16 - Dr. Rajesh Gandhi
  • Headcoverings in Scripture: What Does Church History Teach? by Greg Price
  • Headcovering, 1 Corinthians 11, and Orthodoxy - Craig Truglia
  • "…Let Her Be Veiled.": An in-depth study of 1 Corinthians 11:1-16 by Tom Shank - Torch Publications
  • Church history and the covering by Anna Grace Wood
  • The Scriptural Headveiling by Harold S. Martin (1978) - Anabaptist Doctrine
  • The Woman’s Headcovering by Michael Marlowe (2008) - Bible Research
  • - Tấm khăn trùm đầu ma mị (kỳ 1) - Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh
  • - Tấm khăn trùm đầu ma mị (kỳ cuối) - Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh
  • Khăn trùm đầu trong con mắt của phụ nữ Hồi giáo
Chủ đề Cơ Đốc giáo