Jacques Hadamard

Jacques Hadamard
Jacques Salomon Hadamard
Sinh(1865-12-08)8 tháng 12 năm 1865
Versailles, Pháp
Mất17 tháng 10 năm 1963(1963-10-17) (97 tuổi)
Paris, France
Quốc tịchFrench
Trường lớpÉcole Normale Supérieure
Nổi tiếng vìTích Hadamard
Chứng minh định lý số nguyên tố
Ma trận Hadamard
Giải thưởngGrand Prix des Sciences Mathématiques (1892)
Prix Poncelet (1898)
Huy chương vàng CNRS (1956)
Sự nghiệp khoa học
Ngànhmathematician
Nơi công tácĐại học Bordeaux
Đại học Paris
Collège de France
École Polytechnique
École Centrale Paris
Luận ánEssai sur l'étude des fonctions données par leur développement de Taylor (1892)
Người hướng dẫn luận án tiến sĩC. Émile Picard[1]
Jules Tannery
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngMaurice René Fréchet
Marc Krasner
Paul Lévy
Szolem Mandelbrojt
André Weil
Chữ ký
Giải tích toán họcGiải tích phức
Giải tích phức
Số phức
Hàm số phức
Lý thuyết cơ bản
Nhân vật
  •  Cổng thông tin Toán học
  • x
  • t
  • s

Jacques Salomon Hadamard[2] (tiếng Pháp: [adamaʁ]; 8 tháng 12 năm 1865 - 17 tháng 10 năm 1963) là một nhà toán học người Pháp đã có những đóng góp lớn trong lý thuyết số, giải tích phức, hình học vi phânphương trình đạo hàm riêng.[3][4][5]

Tiểu sử

Là con trai của một giáo viên, Amédée Hadamard, người gốc Do Thái, và Claire Marie Jeanne Picard, Hadamard sinh ra ở Versailles, Pháp và theo học tại Lycée Charlemagne và Lycée Louis-le-Grand, nơi cha ông dạy học. Năm 1884, Hadamard đậu vào École Normale Supérieure, đứng đầu trong các kỳ thi tuyển sinh cả ở đó và ở École Polytechnique. Các giáo viên của ông bao gồm Tannery, Hermite, Darboux, Appell, Goursat và Picard. Ông lấy bằng tiến sĩ năm 1892 và cùng năm được trao giải Grand Prix des Sciences Mathématiques cho bài luận của ông về hàm zeta Riemann.

Năm 1892, Hadamard kết hôn với Louise-Anna Trénel, một người gốc Do Thái, và hai người có với nhau ba con trai và hai con gái. Năm sau, ông tham gia giảng dạy tại Đại học Bordeaux, nơi ông đã chứng minh bất đẳng thức nổi tiếng của mình về các định thức, dẫn đến việc phát hiện ra ma trận Hadamard trong trường hợp bất đẳng thức có dấu bằng. Năm 1896, ông đã có hai đóng góp quan trọng: ông đã chứng minh định lý số nguyên tố, sử dụng lý thuyết hàm phức (cũng được Charles Jean de la Vallée-Poussin chứng minh một cách độc lập); và được trao Giải thưởng Bordin của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp cho công trình nghiên cứu trắc địa trong hình học vi phân của các bề mặt và hệ động lực. Cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Giáo sư Thiên văn học và Cơ học Cổ điển (khí đó được gọi là mécanique rationnelle) tại Bordeaux. Công việc cơ bản của ông về hình học và động lực học biểu tượng tiếp tục vào năm 1898 với việc nghiên cứu trắc địa trên các bề mặt có độ cong âm. Với các công trình đóng góp của mình, ông đã được trao giải Poncelet vào năm 1898.

Sau vụ Dreyfus, vụ việc có liên quan đến cá nhân Hadamand vì người em họ thứ hai của ông, Lucie, là vợ của Dreyfus, Hadamard bắt đầu hoạt động chính trị và là người ủng hộ trung thành cho các chính nghĩa Do Thái[6] mặc dù ông tuyên bố là một người vô thần trong tôn giáo.[7][8]

Tham khảo

  1. ^ Hadamard, J. (1942). “Emile Picard. 1856–1941”. Obituary Notices of Fellows of the Royal Society. 4 (11): 129–150. doi:10.1098/rsbm.1942.0012. S2CID 162244074.
  2. ^ Cartwright, M. L. (1965). “Jacques Hadamard. 1865-1963”. Biographical Memoirs of Fellows of the Royal Society. 11: 75–99. doi:10.1098/rsbm.1965.0005.
  3. ^ O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “Jacques Hadamard”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Đại học St. Andrews(or, see: this Webcite "backup" copy, archived from the original)
  4. ^ Jacques Hadamard tại Dự án Phả hệ Toán học
  5. ^ Mandelbrojt, Szolem; Schwartz, Laurent (1965). “Jacques Hadamard (1865–1963)”. Bull. Amer. Math. Soc. 71 (1): 107–129. doi:10.1090/s0002-9904-1965-11243-5. MR 0179049.
  6. ^ Hadamard, Jacques (1954). An essay on the psychology of invention in the mathematical field / by Jacques Hadamard. New York: Dover Publications. ISBN 0-486-20107-4.
  7. ^ “Hadamard on Hermite”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
  8. ^ Shaposhnikova, T. O. (1999). Jacques Hadamard: A Universal Mathematician. American Mathematical Soc. tr. 33–34. ISBN 978-0-8218-1923-4. In 1924, Hadamard recounted his meetings with Hermite: "...When Hermite loved to direct to me remarks such as: "He who strays from the paths traced by Providence crashes." These were the words of a profoundly religious man, but an atheist like me understood them very well, especially when he added at other times: "In mathematics, our role is more that of servant than master.""