Hoàng Bích Sơn

Hoàng Bích Sơn
Chức vụ
Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhiệm kỳ1986 – 1991
Tiền nhiệmVũ Quang
Kế nhiệmHồng Hà
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội
Nhiệm kỳ1992 – 1997
Tiền nhiệmNguyễn Thị Bình
Kế nhiệmĐỗ Văn Tài
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh20 tháng 1, 1924
Quảng Nam
Mất13 tháng 3, 2000(2000-03-13) (76 tuổi)
Hà Nội
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
VợVũ Thị Kim Hoàng
Tặng thưởngHuân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất ×2

Hoàng Bích Sơn (20 tháng 1 năm 1924 – 13 tháng 3 năm 2000) là một nhà hoạt động Chính trị; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VI (1986–1991), Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VI (1986 - 1991); Đại biểu Quốc hội các khóa VIII (19871992), IX (19921997), Ủy viên Hội đồng Nhà nước Khóa VIII (19871992), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa IX (19921997), Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Khóa IX (19921997).

Tiểu sử

Sự nghiệp

  • Tham gia Cuộc Kháng chiến Chống Pháp cứu nước.
  • Tham gia Cuộc Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước.
  • Tham gia Đàm phán Hội nghị Paris (1970–1973).
  • Dẫn đầu Đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị Phong trào Không Liên kết năm 1973 (Hội nghị Cấp cao 4 Alger, Algérie 1973) – Tại Hội nghị này, Cộng hòa miền Nam Việt Nam trở thành Thành viên Chính thức của Phong trào Không Liên kết; từ năm 1970 đến năm 1973, Cộng hòa miền Nam Việt Nam là Quan sát viên của Phong trào Không Liên kết. Nhân sự kiện này, Báo Nhân dân đã ra Bài Xã luận quan trọng "Thắng lợi của Xu thế Cách mạng" - Bài Xã luận này được các nước lớn trên Thế giới (Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ,...) quan tâm đặc biệt - Bài Xã luận tỏ rõ Quan điểm của Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam là "Thời kỳ của các nước lớn tập trung lại để đè bẹp các nước nhỏ đã vĩnh viễn qua rồi". Qua Bài Xã luận này, Bắc Việt Nam còn thể hiện thái độ của mình với Cuộc gặp giữa Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon ngày 17 tháng 2 năm 1972 tại Thượng Hải, Trung Quốc.

Đời tư

Phu nhân của ông là Bà Vũ Thị Kim Hoàng - trưởng phòng công tác ở Văn phòng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Vợ chồng ông có bốn người con gái. Người con thứ nhất tên Hồ Thị Thuận Nam, sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Người con thứ hai tên Hồ Thị Thu Hà, đại tá Công an nhân dân, có chồng là Thiếu tướng Nguyễn Thành Biên, nguyên Viện trưởng Viện Kỹ thuật điện tử và cơ khí nghiệp vụ, tổng cục Hậu cần–Kỹ thuật của Bộ Công an. Người con thứ ba tên Hồ Thị Thu Giang và người con út tên Hồ Thị Thu Thủy. Về cuối đời, vợ chồng ông sống với gia đình người con gái thứ 2.

Khen thưởng

Tham khảo

  • Hội nghị Paris về Việt Nam.[3]
  • Hội nghị Paris về Việt Nam - Trang Sử vàng của Ngoại giao Việt Nam. Báo Nhân dân, ngày 27 tháng 1 năm 2008.[4]
  • Ông Bí thư Tỉnh ủy và câu chuyện về cái chết của "cậu Vàng". Dương Đức Quảng, cand.com, ngày 28 tháng 8 năm 2007.[5]

Chú dẫn nguồn

  1. ^ [1] Quá trình Hình thành và Phát triển của Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh; Trang Website Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh;
  2. ^ [2] Lưu trữ 2009-02-07 tại Wayback MachineUỷ ban Đối ngoại - Những chặng đường lịch sử; Tác giả Chủ biên: Vũ Mão, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Khóa XI; Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2007 (Ngày Bầu cử Đại biểu Quốc hội Khoá XII). Website Quốc hội, ngày 20 tháng 5 năm 2008 2:54:52 PM;
  3. ^ [3]Hiệp định Paris - Mốc son chói lọi của Ngoại giao Cách mạng Việt Nam; Hà Nội (TTXVN, ngày 25 tháng 1 năm 2003);
  4. ^ [4] Lưu trữ 2008-01-29 tại Wayback MachineBáo Nhân dân;
  5. ^ [5] Lưu trữ 2007-12-28 tại Wayback MachineBáo Công an nhân dân;

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
  • In đậm: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng