Chitose (lớp tàu sân bay)

Tàu sân bay Nhật Bản Chiyoda
Mang cờ Japanese Navy Ensign Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Loại tàu: tàu sân bay hạng nhẹ
Thời gian chế tạo: 1934 – 1936
Thời gian đưa ra hoạt động: 1936
Thời gian hoạt động: 1936 – 1944
Tổng số tàu hoàn tất: 2
Tổng số tàu bị mất: 2
Tổng số tàu nghỉ hưu: không
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 11.200 tấn (tiêu chuẩn); 15.300 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 201,45 m (660 ft 11 in) mực nước
192,5 m (631 ft 7 in) chung
Mạn thuyền: 20,8 m (68 ft 3 in) mực nước
Tầm nước: 7,5 m (24 ft 7 in) tiêu chuẩn
Lực đẩy: 4 × nồi hơi
công suất 56.800 mã lực (42,4 MW)
Tốc độ: 53,5 km/h (28,9 knot)
Tầm xa: 9.300 km (5.000 hải lý)
Quân số: 800
Vũ khí: 8 × pháo 127 mm/40 caliber
30 × pháo phòng không 25 mm
Vỏ giáp:
Máy bay: 30

Lớp tàu sân bay Chitose (tiếng Nhật: 千歳型航空母艦; Chitose-gata kōkūbokan) bao gồm hai tàu sân bay hạng nhẹ được Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ban đầu được chế tạo như những tàu chở thủy phi cơ, việc Hải quân Nhật thiếu hụt tàu sân bay sau trận Midway đã đưa đến quyết định cải biến cả hai chiếc thành các tàu sân bay hạng nhẹ. Cả hai đã tham gia trận chiến biển Philippine và đều bị đánh chìm trong trận chiến vịnh Leyte

Phát triển

Cả hai chiếc Chitose (千歳) và Chiyoda (千代田) trong lớp đều được đặt lườn, hạ thủy và hoàn tất như những tàu chở thủy phi cơ trước khi chiến tranh với Hoa Kỳ nổ ra; và sau một năm chúng được quyết định sẽ cải biến thành những tàu sân bay hạng nhẹ. Chitose được cải biến tại xưởng hải quân Sasebo và công việc hoàn tất vào ngày 1 tháng 1 năm 1944; trong khi Chiyoda đã hoàn tất trước đó hai tháng tại xưởng hải quân Yokosuka. Cả hai chiếc tàu chiến đều được trang bị một sàn chứa máy bay, hai thang nâng máy bay, và thân tàu được kéo dài thêm 2 m (6 ft 7 in).

Lịch sử hoạt động

Cả Chitose lẫn Chiyoda đều bị đánh chìm trong trận chiến mũi Engaño, xảy ra khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản thực hiện kế hoạch "Sho-Go" đưa đến trận chiến vịnh Leyte. Hai chiếc này nằm trong Lực lượng Phía Bắc của Phó Đô đốc Ozawa Jisaburo, được giao một vai trò liều mạng trở thành một mục tiêu hấp dẫn cho Đệ Tam hạm đội của Đô đốc William F. Halsey, với hy vọng kéo được lực lượng tàu sân bay nhanh hùng hậu này lên phía Bắc để cho các tàu chiến Nhật có thể thâm nhập và tiêu diệt lực lượng Mỹ đang đổ bộ ngoài khơi đảo Leyte. Những con tàu của Ozawa không có hy vọng sống sót qua sự bố trí đánh lạc hướng như vậy.

Trong thành phần lực lượng của Ozawa, ChitoseChiyoda từ Nhật Bản di chuyển về phía Nam vào ngày 20 tháng 10 năm 1944. Cùng với hai tàu sân bay khác trong nhóm, chúng chỉ mang theo 116 máy bay, ít hơn nhiều so với khả năng hoạt động, và hoàn toàn không thể sánh được về số lượng so với lực lượng của Halsey.

Mặc dù có vai trò là "mồi nhữ", các tàu sân bay Nhật đã phát hiện ra trước lực lượng của Halsey và đã tung ra cuộc không kích vào sáng ngày 24 tháng 10. Cuộc tấn công không đạt được bất kỳ kết quả nào, và chỉ có vài máy bay sống sót quay trở về các tàu sân bay, để lại một số lượng ít hơn 30 chiếc. Các tàu chiến Nhật cố ý để lộ mình ra, và cuối cùng máy bay từ các tàu sân bay Mỹ cũng phát hiện ra chúng. Đô đốc Halsey, do tin tưởng rằng các phi công của mình đã đánh lui hạm đội tàu nổi Nhật, đã tiến lên phía Bắc để tấn công.

Khoảng 08 giờ 00 sáng ngày 25 tháng 10 năm 1944, máy bay Mỹ bắt đầu các đợt không kích, và đã thành công trong việc đánh chìm chiếc Chitose. Một đợt tấn công thứ hai được tung ra vào khoảng 10 giờ 00 và đã làm Chiyoda chết đứng giữa biển, và cuối cùng nó bị kết liễu bởi một đợt ném bom.

Những chiếc trong lớp

Tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoạt động Số phận
Chitose (千歳) 26 tháng 11 năm 1934 29 tháng 11 năm 1936 25 tháng 7 năm 1938 Bị đánh chìm 25 tháng 10 năm 1944 trong trận chiến vịnh Leyte
Chiyoda (千代田) 26 tháng 11 năm 1934 29 tháng 11 năm 1936 25 tháng 7 năm 1938 Bị đánh chìm 25 tháng 10 năm 1944 trong trận chiến vịnh Leyte

Tham khảo

  • globalsecurity.org. "IJN Chitose Class Light Aircraft Carriers"[liên kết hỏng], globalsecurity.org, truy cập: 8 tháng 7 năm 2009.
  • x
  • t
  • s
Lớp tàu sân bay Chitose

Chitose · Chiyoda

  • x
  • t
  • s
Tàu sân bay

Hōshō D  • Akagi DC  • Kaga DC  • Sōryū D  • Hiryū D  • Shōkaku  • Hiyō C  • Taihō D  • Unryū  • Shinano C

Tàu sân bay hạng nhẹ

Ryūjō D  • Zuihō C • Ryūhō DC • Chitose C • Ibuki DCH

Tàu sân bay hộ tống

Hải quân: Taiyō C • Kaiyō DC • Shinyo DC
Lục quân: Akitsu Maru DC • Yamashio Maru DC • Kumano Maru DC • Shimane Maru C

Thiết giáp hạm

Kongō  • Fuso  • Ise  • Nagato  • Yamato

Tàu tuần dương hạng nặng

Furutaka  • Aoba  • Myōkō  • Takao  • MogamiN • Tone

Tàu tuần dương hạng nhẹ

Tenryū  • Kuma  • Nagara  • Yūbari D • Sendai  • Katori  • Agano  • Ōyodo D • Yasoshima (Ning Hai) D

Tàu khu trục

hạng Nhất: Minekaze  • Kamikaze  • Mutsuki  • Fubuki  • Akatsuki  • Hatsuharu  • Shiratsuyu  • Asashio  • Kagerō  • Yūgumo  • Akizuki  • Shimakaze D  • Matsu  • Tachibana
hạng Nhì: Momi  • Wakatake

Tàu phóng lôi

Chidori  • Ōtori

Tàu ngầm

hạng Nhất: Junsen • Kiểu A () • Kiểu B (Otsu) • Kiểu C (Hei) • Kiểu D (Tei) • Kaidai  • Kiraisen (I-121) • Senho (I-351) • Sentoku (I-400) • Sentaka (I-201)
hạng Nhì: Kaichū • Kiểu L • Ko • Sen'yu-Ko • Sentaka-Ko
Lục quân: Maru Yu

Pháo hạm

Pháo hạm biển: Saga D • Ataka D • Hashidate  • Okitsu (RN Lepanto) DC
Pháo hạm sông: Toba D • Seta  • Atami  • Fushimi  • Kotaka D • Karatsu (USS Luzon) D • Maiko (PN Macau) D • Narumi (RN Ermanno Carlotto) D • Suma (HMS Moth) D • Tatara (USS Wake) D

Tàu hộ tống

Shimushu  • Etorofu  • Mikura  • Hiburi  • Ukuru  • Số 1  • Số 2  • Ioshima (CN Ping Hai) DC

Tàu nhỏ

Daihatsu (tàu đổ bộ) • Shinyo (tàu cảm tử) • Kaiten (ngư lôi có người lái) • Ko-hyoteki (tàu ngầm bỏ túi)  • Kairyu (tàu ngầm bỏ túi)

Chú thích: D - Chiếc duy nhất trong lớp  • C - Kiểu tàu được cải biến  • N - Xếp lớp tàu tuần dương hạng nhẹ theo Hiệp ước hải quân Washington cho đến năm 1939  • H - Chưa hoàn tất vào lúc chiến tranh kết thúc
  • Cổng thông tin Quân sự
  • Cổng thông tin Hàng hải
  • Cổng thông tin Nhật