Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa (2010)

Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa
Biệt danhxứ Thanh
Thành lập1962
Giải thể2010

Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa là đội bóng đá đã bị giải thể trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đội bóng này có nhiều giai đoạn thành lập, giải thể, sáp nhập, tái lập và dùng lại tên.

Lịch sử

Giai đoạn 1962 đến 1965

Sau năm 1954, phong trào thể thao và bóng đá ở Thanh Hóa phát triển mạnh, dự định thành lập một đội bóng đá của tỉnh để làm nòng cốt phát triển phong trào bóng đá trong tỉnh.

  • Năm 1962, để làm nòng cốt phát triển phong trào bóng đá ban thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa (tiền thân của sở Văn hóa - thể thao - du lịch Thanh Hóa) đã thành lập Đội bóng đá Thanh niên Thanh Hóa, quy tụ các tài năng bóng đá được tuyển chọn từ các giải phong trào trong địa phương.
  • Cuối năm 1962 để giải quyết đầu ra cho vận động viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ đá bóng, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định chuyển đội bóng đá Thanh niên Thanh Hóa về nhà máy cơ khí Thanh Hóa để vận động viên vừa đá bóng vừa học nghề tại nhà máy với tên gọi mới là Đội bóng đá Cơ khí Thanh Hóa.
  • Năm 1965 tỉnh Thanh Hóa giải tán đội bóng đá Cơ khí Thanh Hóa và sáp nhập vào đội bóng đá Công an Thanh Hóa.

Giai đoạn 2000 đến 2010

Trong những năm cuối thập niên 1990, niềm tự hào của bóng đá Thanh Hóa là đội Công an Thanh Hóa thi đấu không ổn định và bị giải thể vào năm 1994, các đội tuyển trẻ của Thanh Hóa, do Sở Thể dục thể thao Thanh Hóa quản lý và đào tạo vẫn đạt các thành tích tốt, như chức Vô địch Quốc gia của đội tuyển U19 Thanh Hóa vào năm 1997. Để vực dậy nền bóng đá đã sa sút, UBND tỉnh Thanh hóa đã quyết định thành lập Đoàn bóng đá Thanh Hóa.

  • Năm 2000, sở thể dục thể thao (tiền thân của sở Văn hóa - thể thao - du lịch Thanh Hóa) đã tái lập Đội bóng đá Thanh Hóa chơi ở giải bóng đá hạng nhì Việt Nam 2000 - 2001.
  • Ngày 11 tháng 5 năm 2005 đội bóng đá Thanh Hóa ký hợp đồng tài trợ 1,5 tỷ đồng với công ty liên doanh IBD và quyết định ghép tên Halida cũng như đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Halida Thanh Hóa.[1]
  • Năm 2008, từ giai đoạn 2 của V-League 2008, tài trợ của đội chuyển giao cho Tập đoàn Công Thanh tiếp nhận và đội chuyển sang cái tên mới Câu lạc bộ bóng đá Xi măng Công Thanh Thanh Hóa[2].
  • Ngày 25 tháng 6 năm 2009, nhà tài trợ Xi măng Công Thanh rút tài trợ khi chưa hết mùa giải[3]. Câu lạc bộ bóng đá Xi măng Công Thanh Thanh Hóa được chuyển giao về ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và chính thức được dùng tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa lần đầu tiên bởi quyết định số 3339/QĐ-UBND phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Vương Văn Việt ký ngày 29 tháng 9 năm 2009.[4].
  • Ngày 18 tháng 1 năm 2010, ông Vương Văn Việt phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ký quyết định giải tán câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa và sáp nhập vào câu lạc bộ bóng đá Lam Sơn Thanh Hóa (nay là câu lạc bộ bóng đá FLC Thanh Hóa).[5].

Dùng lại tên sau giải thể

Từ đầu mùa giải bóng đá vô địch quốc gia 2011 đến hết giai đoạn 1 mùa giải bóng đá vô địch quốc gia 2015, công ty Cổ phần bóng đá Thanh Hóa đã sử dụng lại tên gọi câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa cho đội bóng thuộc quyền quản lý của họ. Bắt đầu từ vòng 13 V-League 2015 khi đội bóng này bắt đầu chuyển giao chủ sở hữu thì đã bỏ không còn dùng tên gọi câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa nữa mà chuyển dùng tên gọi câu lạc bộ bóng đá FLC Thanh Hóa.[6][7][8]

Thành tích

Đội hình chính thức

V-League 1
Thành tích Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa tại V-League 1
Mùa giải Thành tích St T H B Bt Bb Điểm
2007 Thứ 10 26 8 10 8 27 30 34
2008 Thứ 10 26 8 9 9 25 32 33
2009 Thứ 14 26 5 4 17 32 68 19
V-League 2
Thành tích Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa tại V-League 2
Mùa giải Thành tích St T H B Bt Bb Điểm
2001-2002 Thứ 5 22 7 7 8 ? ? 28
2003 Thứ 3 22 12 2 5 37 19 47
2004 Thứ 6 22 6 8 8 ? ? 26
2005 Thứ 7 22 7 6 9 19 18 27
2006 Á quân 26 12 12 2 43 19 48
Hạng nhì
Thành tích Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa tại Hạng nhì
Mùa giải Thành tích St T H B Bt Bb Điểm
2000-2001 Vô địch 14 ? ? ? ? ? ?

Đội trẻ

Giải vô địch U19 quốc gia Việt Nam
  • Vô địch (1): 1997

Logo của câu lạc bộ

  • Trước năm 2008
    Trước năm 2008
  • 2008-2009
    2008-2009
  • 2009-2010
    2009-2010

Các cầu thủ và huấn luyện viên nổi tiếng

Cầu thủ

Các huấn luyện viên trong lịch sử

Huấn luyện viên Quốc tịch Năm
Vương Tiến Dũng Việt Nam 2003[9]-2004
Trần Văn Phúc Việt Nam 2005[10]-2008[11]
Nguyễn Văn Tiến Việt Nam 2009-31/5/2009[12]
Triệu Quang Hà Việt Nam 31/05/2009-6/2009[13]
Nguyễn Văn Tiến Việt Nam 6/2009 -2010[14]
Đàm Hải Việt Nam 2009 -1/2010

Xem thêm

Liên kết ngoài

  • Website tự phát của cổ động viên bóng đá Thanh Hóa Lưu trữ 2008-07-15 tại Wayback Machine
  • Diễn đàn tự phát của cổ động viên bóng đá xứ Thanh Lưu trữ 2015-04-02 tại Wayback Machine

Ghi chú

  1. ^ http://www.tienphong.vn/Luu-Tru-Tin-Tuc/halida-thanh-hoa-chinh-thuc-ra-mat-nguoi-ham-mo-9244.tpo
  2. ^ “CLB bóng đá Thanh Hóa có nhà tài trợ mới (25/4/2008)”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2008.
  3. ^ “Xi măng Công Thanh trả lại đội bóng đá cho Thanh Hóa sau 1 năm thất bại trong cách làm bóng đá”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009.
  4. ^ Vương Văn Việt. “Quyết định thành lập Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa”. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Truy cập 29 tháng 9 năm 2009.
  5. ^ “Thanh Hóa bỏ đội hạng Nhất”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2010.
  6. ^ Khánh Hưng. “FLC Thanh Hóa ra mắt, đạt thứ hạng cao tại V.League 2015”. Báo Thể thao & Văn Hóa online. Truy cập 12 tháng 6 năm 2015.
  7. ^ VPF. “Thông báo số 2 - Giải bóng đá Cúp Quốc gia Kienlongbank 2015”. Trang chủ VPF. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập 19 tháng 6 năm 2015.
  8. ^ VPF. “Thông báo số 9 - Giải bóng đá vô địch quốc gia - Toyota 2015” (PDF). Trang chủ VPF. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập 25 tháng 6 năm 2015.
  9. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2008.
  10. ^ http://thethao.vietnamnet.vn/2005/vleague/10/12/717376.vnn[liên kết hỏng]
  11. ^ “hlv Trần Văn Phúc thanh lý hợp đồng với XMCT.Thanh Hóa”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2008.
  12. ^ “Hy vọng ở sự nỗ lực vượt khó của lớp trẻ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2009.
  13. ^ “hlv Triệu Quang Hà bất ngờ dẫn dắt Thanh Hóa”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2014.
  14. ^ Sau khi UBND tỉnh Thanh Hóa lấy lại đội bóng đã mời ông quay lại dẫn dắt đội bóng
  • x
  • t
  • s
Đội tuyển quốc gia
Nam
Nữ
Giải đấu quốc gia
Nam
Nữ
Cúp quốc gia
Nam
Nữ
  • Cúp Quốc gia
Giải đấu giao hữu
Giải thưởng
Kình địch
Câu lạc bộ
Đội tuyển quốc gia
Lịch sử
  • x
  • t
  • s
Các câu lạc bộ bóng đá cũ Việt Nam
Giải thể trước năm 2000
Ngôi sao Gia Định (1954)Cảng Hải Phòng (1991)Điện Hải Phòng (1993)Dệt Nam Định (1993)Công an Thanh Hóa (1994)Công an Hà Bắc (1996)Cao su Bình Long (1997)Hải Hưng (1997)Công nhân Xây dựng Hà Nội (?)Công nhân Xây dựng Hải Phòng (?)Sở Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (?)Công an Quảng Nam – Đà Nẵng (?)Gò Dầu (?)Việt Trì (?)
Giải thể sau năm 2000
Tổng cục Đường sắt (2000)Thanh niên Hà Nội (2002)Công an TP Hồ Chí Minh (2002)Hải Quan (2002)Hàng không Việt Nam (2003)Ngân hàng Đông Á (2005)Quân khu 9 (2006)Quân khu 4 (2009)Hòa Phát Hà Nội (2011)Quân khu 7 (2011)Hà Nội 2012 (2012)Navibank Sài Gòn (2012)Ninh Thuận (2012)XMXT Sài Gòn (2013)Kiên Giang (2013)T&T Baoercheng (2014)An Giang (2014, 2021)Mancons Sài Gòn (2018)Cà Mau (2018)Hoàng Sang (2019)Triệu Minh (2021)Than Quảng Ninh (2021)Kon Tum (2022)Sài Gòn (2023)Bình Thuận (2023)Gia Định (2024)Gama Vĩnh Phúc (2024)Trẻ Quảng Nam (2024)
Đã đổi tên
Công nhân Nghĩa Bình (1989)Phú Khánh (1989)Công nghiệp Hà Nam Ninh (1991)Sông Lam Nghệ Tĩnh (1991)Sông Bé (1996)Công nhân Quảng Nam – Đà Nẵng (1997)Công an Hải Phòng (2002)Cảng Sài Gòn (2003)Thể Công (2009)Hà Nội 2011 (2016)Hà Nội T&T (2016)Công An Nhân Dân (2022)Phù Đổng (2023)Bình Phước (2023)Trẻ LPBank Thành phố Hồ Chí Minh (2024)
Đã tái lập
Trẻ SHB Đà Nẵng (2018)Công an Hà Nội (2022)