Biển lửa

Biển lửa
Đạo diễn
Kịch bảnPhù Thăng
Quay phimNguyễn Khánh Dư
Hãng sản xuất
Công chiếu
1966
Thời lượng
95 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Biển lửa là một phim truyện nhựa về đề tài chiến tranh của điện ảnh Việt Nam do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất vào năm 1964. Bộ phim do NSND Phạm Kỳ Nam và NGND Lê Đăng Thực đồng đạo diễn dựa trên kịch bản của nhà văn Phù Thăng.

Nội dung

Bộ phim được xây dựng dựa trên một sự kiện có thật trong chiến tranh Việt Nam khi miêu tả lại cuộc chiến của quân dân Việt Nam tấn công sân bay Cát Bi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó hình ảnh Tỉnh đội trưởng Đặng được lấy nguyên mẫu từ Trung tướng Đặng Kinh – người chỉ huy đã làm nên tên tuổi từ trận chiến này.[1]

Diễn viên

Sản xuất

Nhà văn Phù Thăng vốn là một cán bộ quân đội, đã từng cho ra đời nhiều tác phẩm về bộ đội bao gồm truyện ngắn và truyện dài. Ông đã mất 2 năm để hoàn thành kịch bản miêu tả lại trận Cát Bi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.[9] Biển lửa là tác phẩm văn học điện ảnh đầu tay của Phù Thăng được lấy cảm hứng từ thực tế khi ông tham gia trận Cát Bi với vai trò lính trinh sát.[10] Chuẩn bị từ năm 1964 và hoàn thành vào năm 1966, bộ phim có sự tham gia của hai đạo diễn là Phạm Kỳ NamLê Đăng Thực, nhà quay phim Nguyễn Khánh Dư,[11] họa sĩ Lê Thanh Đức và nhạc sĩ Trọng Bằng. Khi thực hiện bộ phim này, Phạm Kỳ Nam đã có nhiều kinh nghiệm với phim truyện, trong khi Lê Đăng Thực chỉ vừa tốt nghiệp Đại học Điện ảnh Liên Xô (VGIK) và lần đầu tham gia làm phim.[4]

Đây cũng là thời điểm Phạm Kỳ Nam gặp được nữ diễn viên Thanh Tú – người sau này trở thành vợ thứ hai sau này của ông. Trước khi nhận được vai chính điện ảnh đầu tiên trong Biển lửa, Thanh Tú đã tốt nghiệp Đại học Sân khấu Hà Nội và đầu quân về công tác tại Nhà hát Kịch Hà Nội. Đây là bộ phim tạo bước đệm để bà tham gia vào ngành điện ảnh.[12] Năm 1966, bộ phim hoàn thành, sau đó không lâu thì Phạm Kỳ Nam kết hôn cùng Thanh Tú.[13]

Công chiếu và đón nhận

Biển lửa được xem là bộ phim có công tác thiết kế kỹ thuật công phu nhất, hiệu quả nhất về mặt tạo hình tính đến thời điểm bấy giờ. Đoàn làm phim không chỉ dựng lên một sân bay giả cỡ lớn trong trường quay, có sở chỉ huy, có máy bay cất cánh và hạ cánh, mà còn tiến hành cải tạo hàng chục máy bay dân dụng của quân đội Việt Nam thành máy bay quân sự của Pháp để làm mồi cho các chiến sĩ đặc công đốt phá. Tất cả đã được họa sĩ Lê Thanh Đức khắc họa với trình độ nghệ thuật tinh vi để đạt được mức độ chân thực nhất. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội năm 1970, bộ phim đã giành được Bông sen Bạc.[14]

Giải thưởng và đề cử

Năm Lễ trao giải Hạng mục Đối tượng đề cử Kết quả Nguồn
1970 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 Phim truyện điện ảnh Bông sen bạc [15]

Tham khảo

  1. ^ Triệu Phong (22 tháng 12 năm 2023). “Những cuốn sách về người anh hùng luôn mới”. Thời báo Văn học Nghệ thuật. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ Lê Thị Bích Hồng (24 tháng 10 năm 2022). “Nhớ NSƯT Hà Văn Trọng: Một ngôi sao điềm đạm tỏa sáng”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ Phan Thanh phong (28 tháng 7 năm 2004). “Còn hiếm những gương mặt diễn viên điện ảnh chuyên nghiệp”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 226.
  5. ^ Cao Khương (13 tháng 8 năm 2008). “NSND Ðoàn Dũng - Cánh chim không mỏi”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ Sao Việt (28 tháng 1 năm 2022). “Ngôi sao điện ảnh Thanh Tú tự nguyện đánh mất tự do vì con cháu”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Lê Minh (1995), tr. 242.
  8. ^ Trần Tuấn Hiệp (2002), tr. 409.
  9. ^ Nguyễn Trung (1998), tr. 31.
  10. ^ Nguyễn Thị Nguyệt Nga (22 tháng 4 năm 2014). “Nhà văn Phù Thăng: Những trang văn long đong như số phận người”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ Nguyễn Hữu Phần (5 tháng 12 năm 2007). “Nhớ đạo diễn Nguyễn Khánh Dư – Một tài năng tâm huyết cùng nghệ thuật”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ “Chuyện tình buồn Thanh Tú - Phạm Kỳ Nam”. VnExpress. 17 tháng 9 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ “NSƯT Thanh Tú: "Tôi có số hồng nhan"”. Báo điện tử Dân Trí. 27 tháng 3 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 227.
  15. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 508.

Nguồn

  • Hoàng Thanh; Vũ Quang Chính; Ngô Mạnh Lân; Phan Bích Hà (2003). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 1. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
  • Lê Minh (1995). Chân dung nữ văn nghệ sĩ Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 35723506.
  • Nguyễn Trung (1998). “Dáng vẻ Phạm Kỳ Nam”. Trong Trần Luân Kim; Lê Đình Phương; và đồng nghiệp (biên tập). Đạo diễn phim truyện Việt Nam, Tập 1. Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 21–36. OCLC 50083957.
  • Trần Tuấn Hiệp (2002). Điện ảnh không phải trò chơi: tập phê bình, tiểu luận điện ảnh. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 605594880.

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
Phim do Phạm Kỳ Nam đạo diễn
Phim tài liệu
  • Vài hình ảnh về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (1960)
  • Nguyễn Thái Bình (1972)
  • Ngày độc lập 2-9-1945 (1975)
  • Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1975)
  • Miền Nam trong trái tim tôi (1976)
Phim truyện
Thể loại Thể loại
  • x
  • t
  • s
1970–1999
2001–nay